Thứ Tư, 15 tháng 5, 2024

Thầy Mượn blog để lưu bài soạn

Bài toán: Có 15 quả bi-a hình cầu có cùng bản kính nằm trên mặt bàn sao cho chúng được dồn khít trong một khung hình tam giác đều có chu vi bằng 834 mm (như hình bên). Tính bán kính của mỗi quả bi-a (chính xác đến 2 chữ số thập phân sau dấu phẩy).

 

LƯỢC GIẢI
$HC=\dfrac{BC}{2}=\dfrac{834}{6}$.   $HC=HK+KC$
$=4r+IK.\cot30^\circ$
$=4r+\dfrac{r}{\tan 30^\circ}$
$⇒ r=\dfrac{HC}{4+\dfrac{1}{\tan 30^\circ}}$

Chủ Nhật, 12 tháng 5, 2024

Cách Sử dụng các bảng biến thiên

Thầy biên soạn hầu hết các bảng viến thiên quen thuộc trong chương trình môn Toán từ lớp 10 đến lớp 12 và đặt trong file macrotdmu1_3.tex. Hôm nay chúng ta sẽ học cách sử dụng các bảng biên thiên này.     1) Công việc chuẩn bị.    Các bạn download file macrotdmu1_3.tex trên trang chủ của blog hay tại đây.     Tất nhiên các bạn phải có TeXMaker trong đó đã nhúng file ini của Thầy vào cài đặt.     2) Sử dụng.    Khỏi chạy TeXMker và mở một file mới (nhớ bấm CTRL N). Gọi khai báo mà thầy đã soạn sẵn bằng cách bấm SHIFT F3. Đưa con trỏ lên trước dòng \begin{document} viết hai lệnh:
\usepackage{luamplib} 
\input{macrotdmu1_3}
Các lệnh \usepackage và \input có thể gọi bằng cách chọn trên dòng menu của TeXMaker mục LaTeX:
Nhớ lưu file này một tên dễ nhó, ví dụ bbt.tex    Đưa con trỏ tới chỗ muốn chèn bảng biến thiên, viết một lệnh, ví dụ:  
\bbtcd{1}{2}
  Sau đó bấm F1 hoặc Quick để vận hành Lua$\rm \LaTeX$, kết quả như sau:    Đây là bảng biến thiên của một hàm số chỉ có một điểm cực đại với toạ độ $(1;2)$. Các bạn có thể thay cặp số $(1;2)$ bằng cặp số khác, ví dụ:
\bbtcd{\sqrt2}{\dfrac12}
  Kết quả sau biên dịch:
   3) Tất cả các bảng biến thiên.    Sau đây là tất cả các bảng biến thiên mà thầy đã soạn nhúng trong file macrotdmu1_3
\bbtcd{x_0}{y_0}
\bbtct{x_0}{y_0}
\bbtcdct{x_0}{x_1}{y_0}{y_1}
\bbtctcd{x_0}{x_1}{y_0}{y_1}
\bbtcdctcd{x_0}{x_1}{x_2}{y_0}{y_1}{y_2}
\bbtctcdct{x_0}{x_1}{x_2}{y_0}{y_1}{y_2}
\bbtnbt{x_0}{y_0}
\bbtnbg{x_0}{y_0}
\bbtcdkxdct{x_0}{x_1}{x_2}{y_0}{y_2}
\bbtctkxdcd{x_0}{x_1}{x_2}{y_0}{y_2}
\bbtgachcheo{x_0}{x_1}{y_0}{y_1}

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2024

Sử dụng bảng, mảng và tabbing

1. Sử dụng bảng:

 

Giả sử ta muốn lập một thời khoá biểu lịch học từ thứ hai đến thứ sáu, số tiết học từ tiết 1 đến tiết 5, với các môn học: Đại số tuyến tính và bài tập, Hình học giải tích và bài tập , giải tích và bài tập, Lịch sử Đảng, Triết học. Phương pháp thực hành để thực hiện Bảng như sau:
  1. Mở một file TeX mới, bấm SHIFT F3 để khai báo, lưu thành một file tên là THB
  2. Trên dòng MENU của TeXMaker, bấm vào Wizard, Quick Tabular các bạn sẽ thấy môi trường lập bảng, chọn số cột và số dòng (theo nhu cầu):
  3. Sau đó tiến hành viết nội dung vào bảng trong môi trường này:
  4. Bấm OK TeXMaker sẽ chèn code của Bảng vào TeX như sau:
    \begin{tabular}{|c|c|c|c|c|c|}
    \hline 
    • & Thứ hai & THứ ba & Thứ tư  & Thứ năm & Thứ sáu \\ 
    \hline 
    1 & Lịch sử Đảng & Đại số & HHGT & Bài tập Đại số & Bài tập HH \\ 
    \hline 
    2 & Lịch sử Đảng & Đại số & HHGT & Bài tập Đại số & Bài tập HH \\ 
    \hline 
    3 & Giải tích & Bài tập GT & Triết học & • & • \\ 
    \hline 
    4 & Gải tích & Bài tập GT & Triết học & • & • \\ 
    \hline 
    \end{tabular} 
      
    Ta có thể xoá các dấu bullet, \hline là lệnh vẽ một đường thẳng nằm ngang, chỉ thị |c| là gióng thẳng căn bản center giữa hai cột.
  5. Biên dịch bằng Quick Build (bấm F1 (LuaLaTeX)) ta sẽ có một cái bảng đơn giản như sau:
Lưu ý: Bước dầu ta biết cách lập một cái bảng đơn giản, hôm sau thầy sẽ viết chi tết hơn về một cái bảng phức tạp. Một cái bảng phức tạp sẽ có những yêu cầu sau đây:
  1. Bảng có nhiều trang
  2. Văn bản trong mỗi ô có thể có nhiều dòng (hiện tại mỗi ô chỉ có một dòng)
  3. Trộn hai dòng trong một cột thành một dòng rộng hơn
  4. Trộn hai cột của một dòng thành một cột rộng hơn
  5. Có thể xác định cụ thể độ rộng của từng cột. Hiện nay độ rộng do văn bản dài hay ngắn được xác định một cách tự động
  6. Trong mỗi ô, mỗi cột hoặc mỗi dòng có thể đổ màu vào để gây chú ý.

 

2. Sử dụng mảng:

 

Mảng cũng giống như bảng, nhưng không có các đường thẳng kẻ ngang, kẻ dọc và nội dung trong mảng thường là toán học, khác với bảng chưa nội dung thường là văn bảng. Định thức và ma trận là các ví dụ về mảng. Phương pháp thực hành để thực hiện Mảng như sau:
  1. Mở một file TeX mới, bấm SHIFT F3 để khai báo, lưu thành một file tên là THM
  2. Trên dòng MENU của TeXMaker, bấm vào Wizard, Quick Array các bạn sẽ thấy môi trường lập mảng, chọn số cột và số dòng (theo nhu cầu):
  3. Sau đó tiến hành viết nội dung vào mảng trong môi trường này:
  4. Bấm OK TeXMaker sẽ chèn code của Mảng vào TeX như sau:
    $\begin{array}{ccc}
    a_{11} & a_{12} & a_{13} \\ 
    a_{21} & a_{22} & a_{23} \\ 
    a_{31} & a_{32} & a_{33}
    \end{array}$ 
      
    Ta phải thêm vào cặp dấu $\$$ trước và sau code để đưa mảng vào chế độ toán học.
  5. Biên dịch bằng Quick Build (bấm F1 (LuaLaTeX)) ta sẽ có một cái bảng đơn giản như sau:

    $$\begin{array}{ccc} a_{11} & a_{12} & a_{13} \\ a_{21} & a_{22} & a_{23} \\ a_{31} & a_{32} & a_{33} \end{array} $$ Để có dấu ngoặc ma trận hoặc dấu định thức ta thêm vào cặp lệnh \left( code \right) hay \left| code \right| (toàn bộ code được đặt giữa \left( \right) hay \left| \right|
    $\left(\begin{array}{ccc}
    a_{11} & a_{12} & a_{13} \\ 
    a_{21} & a_{22} & a_{23} \\ 
    a_{31} & a_{32} & a_{33}
    \end{array}\right) $
    $\left(\begin{array}{ccc} a_{11} & a_{12} & a_{13} \\ a_{21} & a_{22} & a_{23} \\ a_{31} & a_{32} & a_{33} \end{array}\right) $
    $\left|\begin{array}{ccc}
    a_{11} & a_{12} & a_{13} \\ 
    a_{21} & a_{22} & a_{23} \\ 
    a_{31} & a_{32} & a_{33}
    \end{array}\right| $
    $\left|\begin{array}{ccc} a_{11} & a_{12} & a_{13} \\ a_{21} & a_{22} & a_{23} \\ a_{31} & a_{32} & a_{33} \end{array}\right| $

 

3. Sử dụng tabbing:

 

Giả sử ta muốn viết 4 phương án cho một câu trắc nghiệm. Bốn phương án A, B, C, D cách nhau khoảng 0,225 \textwidth, chữ A cách lề trái 0,1\textwidth (1 \textwidth khoảng 16cm). Phương pháp thực hành để thực hiện tabbing hư sau:
  1. Mở một file TeX mới, bấm SHIFT F3 để khai báo, lưu thành một file tên là THM
  2. Trên dòng MENU của TeXMaker, bấm vào Wizard, Quick Tabbing các bạn sẽ thấy môi trường lập tabbing, chọn số cột và số dòng (theo nhu cầu):
    Bấm OK TeXMaker sẽ chèn code vào văn bản:
    \begin{tabbing}
    \hspace{0.225\textwith}\=\hspace{0.225\textwith}\=\hspace{0.225\textwith}\=\hspace{0.225\textwith}\=\hspace{0.225\textwith}\=\kill
     • \>  • \>  • \>  • \>  • \> •
    \end{tabbing} 
    Ta cần điều chỉnh một chút, đó khoảng cách đầu tiên là 0,1\textwith
    \begin{tabbing}
    \hspace{0.1\textwith}\=\hspace{0.225\textwith}\=\hspace{0.225\textwith}\=\hspace{0.225\textwith}\=\hspace{0.225\textwith}\=\kill
     • \>  • \>  • \>  • \>  • \> •
    \end{tabbing} 
    Ví dụ ta viết thêm nội dung vào tabbing như sau:
    \begin{tabbing}
    \hspace{0.1\textwidth      }\=\hspace{0.225\textwidth      }\=\hspace{0.225\textwidth      }\=\hspace{0.225\textwidth      }\=\kill
      \>  A. $1$ \>  B. $2$ \>  C. $3$ \> D. $4$
    \end{tabbing} 
    Biên dịch sẽ có kết quả là:
Lưu ý: Tabbing thường dùng để điều chỉnh đoạn văn nhiều dòng, khi xuống dòng sẽ gióng thẳng tại vị trí mà người soạn muốn.
Ngoài ra khi soạn một công thức toán học dài phải ngắt xuống dùng, tabbing cho phép ngắt tại vị trí phù hợp, ví dụ tại dấu bằng $=$ ứng với dấu bằng $=$ ở dòng trên.

 

Ví dụ:
\begin{tabbing}
\hspace{2cm}\=\kill
 $(x+y)^5$  \> $= (x+y)^3(x+y)^2=(x^3+3x^2y+3xy^2+y^3)(x^2+2xy+y^2)$ \\ 
 \> $= x^5+5x^4y+10x^3y^2+10x^2y^3+5xy^4+y^5$
\end{tabbing} 
Biên dịch ta có kết quả là:

Thứ Năm, 29 tháng 2, 2024

TRANG TRÍ VĂN BẢN

Trong bài này Thầy sẽ đề cập đến các nội dung sau đây:
  1. Đóng khung một đoạn văn bản
  2. Chèn một hình vào văn bản

 

1. Đóng khung một đoạn văn bản.

 

Vì nhiều lý do, chúng ta muốn đóng khung một đoạn văn bản, ví dụ đóng khung một chú ý, một nhận xét hay đề bài của các bài tập v.v... ta có thể sử dung các công cụ sau đây:
  1. longfbox
  2. tcolorbox

 

a) Sử dụng longfbox

Như thông lệ, các bạn mở TeXMaker, Bấm CTRL N để mở một file mới (New), bấm SHIFT F3 để khai báo.
 
\documentclass[12pt,a4paper]{article}
\usepackage{unicode-math}
\setmainfont{Times New Roman}
\setmathfont[Extension =.otf,BoldFont = XITSMath-Bold]{XITSMath-Regular}
\usepackage{graphicx}
\usepackage[left=2cm,right=2cm,top=2cm,bottom=2cm]{geometry}
\begin{document}

\end{document} 
Ngay trước dòng
\begin{document}
ta viết \usepackage{longfbox} có thể gọi \usepackage{} bằng cách bấm
CTRL SHIFT P

Muốn đóng khung đoạn văn bản nào ta đặt đoạn văn bản đó vào cặp lệnh
\begin{longfbox}
đoạn văn bản  
\end{longfbox}

 

Ví dụ:
\begin{longfbox}
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát\\
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông\\
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng\\
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
\end{longfbox}
Kết quả sau biên dịch:
Ta thấy khung quá rộng, nó đi hết chiều dài trang giấy, chúng ta dùng tuỳ chọn
[width=.5\textwidth]
để đóng khung bằng một khung có chiều dài bằng 0.5 chiều dài trang giấy.
\begin{longfbox}[width=.5\textwidth]
Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn\\
Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh\\
Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung\\
Bày vội vã vào trong hồn mở cửa
\end{longfbox}
Kết quả sau biên dịch

Ngoài tuỳ chọn width, các bạn có thể thêm các tuỳ chọn khác, ví dụ:
border-color= (tên màu); border-width = (số) pt; background-color= (tên màu).
pt là đơn vị đo 1pt$=7227/2540 \approx 2.85$ mm, yellow!25 nghĩa là lấy 25% màu vàng (cho bớt đậm)
\begin{longfbox}[width=.5\textwidth,
border-color=red,border-width=3pt,background-color=yellow!25]
Em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn\\
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông\\
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng\\
Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng
\end{longfbox}

Kết quả biên dịch:

 

b) Sử dụng tcolorbox

Muốn sử dụng tcolorbox, ngay trước dòng
\begin{document}
ta viết \usepackage{tcolorbox} có thể gọi \usepackage{} bằng cách bấm
CTRL SHIFT P

Muốn đóng khung đoạn văn bản nào ta đặt đoạn văn bản đó vào cặp lệnh
\begin{tcolorbox}
đoạn văn bản  
\end{tcolorbox}

 

Ví dụ:
\begin{tcolorbox}
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát\\
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông\\
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng\\
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
\end{tcolorbox}

Kết quả sau biên dịch (nhớ khai báo \usepackage{tcolorbox})

Cũng giống như longfbox ta có thể thay màu của khung, độ rộng của khung, màu của nền với tuỳ chọn sau đây (các tuỳ chọn được ngăn cách bởi dấu phẩy):
colframe= (tên màu), colback= (tên màu), boxrule= (độ rộng)

Ví dụ:
\begin{tcolorbox}[width=.5\textwidth,colframe=red, colback=yellow!25,
boxrule=1mm]
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát\\
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông\\
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng\\
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
\end{tcolorbox}

Kết quả sau biên dịch là

 

2. Chèn một hình vào văn bản.
Hình có thể là file pdf, jpg, png v.v... Giả sử ta có một hình vẽ như sau:
Ta muốn chèn hình vẽ này vào văn bản.
Tính (chính xác đến 3 chữ số thập phân sau dấu phẩy) diện tích phần tô đen (như hình bên) biết hình chữ nhật ABCD có cạnh $AB= 8$ cm, $BC=4$ cm và đường tròn $(O)$ tiếp xúc với ba cạnh của hình chữ nhật.

 

Mở một file mới trong TeXMaker, bấm SHIFT F3 để khai báo như sau:
\documentclass[12pt,a4paper]{article}
\usepackage{unicode-math}
\setmainfont{Times New Roman}
\setmathfont[Extension =.otf,BoldFont = XITSMath-Bold]{XITSMath-Regular}
\usepackage{graphicx}
\usepackage[left=2cm,right=2cm,top=2cm,bottom=2cm]{geometry}
\begin{document}
•
\end{document}

Chú ý: ta đã nạp sẵn gói graphicx ở trên dòng \begin{document}
Chúng ta sử dụng hai hộp văn bản (không có khung) bởi lệnh
\parbox{kích thước}{văn bản}
trong hộp thứ nhất ta nạp nội dung văn bản và trong hộp thứ hai ta nạp hình vẽ, giữa hai hộp dùng một lò-xo để đẩy hai hộp ra sát lề, độ rộng của hình vẽ bằng độ rộng của hộp.
  1. Để con trỏ tai nơi định soạn văn bản, gõ triger
    :pb (bấm mũi trên phải)
    ta có câu lệnh \parbox{\textwidth}{•}
    Đưa con trỏ tới trước \textwidth, gõ độ rộng 0.45
    Bấm CTRL TAB con trỏ nhảy tới dấu bullet (•) ta viết văn bản vào đó:
    Tính (chính xác đến 3 chữ số thập phân sau dấu phẩy) diện tích phần tô đen (như hình bên) biết hình chữ nhật ABCD có cạnh $\$AB= 8\$$ cm, $\$BC=4\$$ cm và đường tròn $\$(O)\$$ tiếp xúc với ba cạnh của hình chữ nhật.
  2. Ra ngoài parbox, bấm triger :pb như trên ta cũng có câu lệnh \parbox{\textwidth}{•}
    Đưa con trỏ tới trước \textwidth, gõ độ rộng 0.45
    Bấm CTRL TAB con trỏ nhảy tới dấu bullet (•) ta nhập triger :icg (mũi tên phải) ta có lệnh
    \includegraphics[width=\textwidth]{•}

    Đưa con trỏ tới trước \textwidth, gõ độ rộng 0.45
    Bấm CTRL TAB con trỏ nhảy tới dấu bullet (•) ta viết tên file hình, hình này ở trong cùng thư mục với văn bản.
    Trước \parbox thứ hai ta gắn lò-xo \hfill, lệnh này sẽ ddaaryr hợp bên trái sát lề trái và đẩy hộp bên phải sát lề phải, do tổng chiều dài của hai hộp chỉ mới là 0.9\textwidth.
  3. Tham khảo file $\rm \TeX$ sau đây:
     
    \documentclass[12pt,a4paper]{article}
    \usepackage{unicode-math}
    \setmainfont{Times New Roman}
    \setmathfont[Extension =.otf,BoldFont = XITSMath-Bold]{XITSMath-Regular}
    \usepackage{graphicx}
    \usepackage[left=2cm,right=2cm,top=2cm,bottom=2cm]{geometry}
    \begin{document}
    \parbox{.45\textwidth}{Tính (chính xác đến 3 chữ số thập phân sau dấu phẩy) 
    diện tích phần tô đen (như hình bên) biết hình chữ nhật ABCD có cạnh $AB= 8$ cm, 
    $BC=4$ cm và đường tròn $(O)$ tiếp xúc với ba cạnh của hình chữ nhật.}
    \hfill \parbox{.45\textwidth}{\includegraphics[width=.45\textwidth]{hinhvienphan3} }
    \end{document}
        
  4. Kết quả sau khi biên dịch:

Thứ Năm, 4 tháng 1, 2024

GRAPHICS (tiếp theo)




2. Nếu muốn hình vẽ nằm ngang với văn bản, ta tạo ra hai hộp vô hình (tức là không có khung), một hộp chứa văn bản, một hộp chứa hình. Đặt hai hộp này nằm ngang nhau. Trên phần user tags mà Thầy đã tạo ra cho các bạn, có một user tag tên là pb (parbox/hộp văn bản). Nội dung của lệnh parbox như sau:
 \parbox{độ rộng}{văn bản}
độ rộng nên đo bằng một tỉ lệ của \textwidth (thông thường một \textwidth=16cm). Có hai cách goi pb:

Cách 1: Dùng trigger (cò súng), viết vào TeXMaker cú pháp
 :pb
Sau đó bấm phím bấm mũi tên phải (trên bàn phím) sẽ hiện ra cú pháp đầy đủ
 \parbox{\textwidth}{•}
Dấu chấm bullet là nơi để viết văn bản hoặc chèn hình vẽ vào đó, thêm một tỉ lệ vào \textwidth.

Cách 2: Khi đã có văn bản hoặc hình vẽ, ta quét văn bản/hình vẽ đó, mở panel chứa các user tag, tìm pb, bấm vào đó thì văn bản/hình vẽ sẽ được nằm trong \parbox, chúng ta chỉ cần chọn tỉ lệ thích hợp cho \textwidth. Chú ý chọn độ rộng của hình trong câu lệnh
 \includegraphics[width=\textwidth]{•} 
bằng đúng độ rộng của \parbox
Sau đây là ví dụ minh hoạ, các bạn đọc cách làm ở dưới.


\documentclass[12pt,a4paper]{article}
\usepackage{unicode-math}
\setmainfont{Times New Roman}
\setmathfont[Extension =.otf,BoldFont = XITSMath-Bold]{XITSMath-Regular}
\usepackage{graphicx}
\usepackage[left=2cm,right=2cm,top=2cm,bottom=2cm]{geometry}
\begin{document}
\parbox{.6\textwidth}{And then the cold came, the dark days\\
When fear crept into my mind\\
You gave me all your love and all I gave you was goodbye\\
So this is me swallowin' my pride\\
Standin' in front of you sayin' I'm sorry for that night\\
And I go back to December all the time\\
It turns out freedom ain't nothin' but missin' you\\
Wishin' I'd realized what I had when you were mine\\
I'd go back to December, turn around and change my own mind\\
}
\parbox{.4\textwidth}{\includegraphics[width=.4\textwidth]{fw} }
\end{document}

Cách thực hiện:
  1. Viết văn bản
  2. Ban hành lệnh chèn hình fw.pdf
  3. Dùng chuột quét đoạn văn bản, bấm vào user tag pb, chọn tỉ lệ đoạn văn bản là 0.6\textwidth
  4. Dùng chuột quét code hình vẽ, bấm vào user tag pb, chọn tỉ lệ hộp chưa hình bằng đúng độ rộng của hình là 0.4\textwidth



Thứ Ba, 2 tháng 1, 2024

HAPPY NEW YEAR 2024

Các bạn thân mến Thầy Sơn đã qua các công việc bận rộn của năm 2023 và nếu các bạn đã vượt qua kỳ thi HK1, chúng ta lại tiếp tục Happy TeXing!



Để có một hình dùng cho thực tập, các bạn copy đoạn code sau đây dán vào TeXMaker, lưu thành một file đặt tên là fw, hoặc download fw.tex biên dịch bằng luaLaTeX, nghĩa là bấm F1 theo bài dạy của thầy. Kết quả ta có một file hình tên là fw.pdf
\documentclass{standalone}
\usepackage{tikz}
\usetikzlibrary{calc,decorations.pathmorphing}
\pgfdeclareradialshading{someshade}{\pgfpointorigin}{color(0mm)
=(pgftransparent!40);color(4mm)=(pgftransparent!50);color(8mm)
=(pgftransparent!70);color(2cm)=(pgftransparent!100)}
\pgfdeclareradialshading{somenodeshade}{\pgfpointorigin}{color(0mm)
=(pgftransparent!0);color(2mm)=(pgftransparent!0);color(5mm)
=(pgftransparent!99);color(20mm)=(pgftransparent!100)}
\pgfdeclareradialshading{invertshade}{\pgfpointorigin}{color(0mm)
=(pgftransparent!100);color(10mm)=(pgftransparent!95);color(16mm)
=(pgftransparent!60);color(2cm)=(pgftransparent!0)}

\pgfdeclarefading{fadeit}{\pgfuseshading{someshade}}
\pgfdeclarefading{fadein}{\pgfuseshading{invertshade}}

\begin{document}
\begin{tikzpicture}[projectile/.style={decorate,decoration
={random steps,segment length=2pt,amplitude=0.5pt}}]
\fill[black] (-4,-3) rectangle (6,4);

\begin{scope}[xshift=0cm,yshift=-0.4cm,transparency group]
\pgfsetfading{fadein}{\pgftransformshift{\pgfpointorigin}}
    \foreach \x in {0,10,..., 360}{\draw[blue!80!white,projectile,
    line width=1.1pt] (0,0) to [in=90] (10*rand+\x:rand*1mm+2cm);};
\end{scope}

\begin{scope}[xshift=2cm,yshift=1cm]
   \foreach \x in {0,12,..., 360}{\draw [yellow!5,thick,projectile]
   (0.7,0) to  (3*rand+\x :1mm*rand+2.2cm)  node%
[circle,inner sep=1mm,shade,shading=somenodeshade,opacity=1,outer sep=0] {};}

{\pgfsetfading{fadeit}{\pgftransformshift{\pgfpoint{2.5cm}{1cm}}}};
\fill[white] (-3,-3) rectangle (3,3);
\end{scope}

\begin{scope}[xshift=3cm,yshift=-1cm]
\foreach \x in {0,10,..., 360}{\def\r1{rand}\draw [yellow]  
($(0,0)!abs{\r1}!(\x :5mm)$) to [in=90] ($(0,0)!abs{\r1}+0.2!(\x :8mm)$);}
{\pgfsetfading{fadeit}{\pgftransformshift{\pgfpoint{3cm}{-1cm}}}};
\fill[yellow,opacity=0.6] (-3,-3) rectangle (3,3);
\end{scope}

\begin{scope}[xshift=-1cm,yshift=1.5cm]
   \foreach \x in {0,12,..., 360}{\def\r2{rand}\draw [red,line width=0.5pt]
   ($(0,0)!abs{\r2}!(\x :3mm)$) -- ($(0,0)!abs{\r2}+0.1!(\x :7mm)$);}
{\pgfsetfading{fadeit}{\pgftransformshift{\pgfpoint{-1cm}{1.5cm}}}};
\fill[red,opacity=0.6] (-3,-3) rectangle (3,3);
\end{scope}
\end{tikzpicture}
\end{document}
Chủ đề của bài học hôm nay là chèn hình vẽ vào văn bản. Việc vẽ hình ta sẽ học sau, ở đây giả sử ta có một hình vẽ có phần mở ộng là phổ biến là jpg, png, pdf ta sẽ nạp hình vẽ vào văn bản. Ví dụ thực hành là file fw.pdf vừa tạo ra ở trên. Lưu ý khi các bạn bấm SHIFT F3 để nạp khai báo, dòng thứ năm là:
\usepackage{graphicx}
Nếu văn bản ngắn chỉ có vài hình thì ta nên để hình vẽ vào thư mục chứa file $\rm \TeX$.
Nếu văn bản dài có trên 10 hình vẽ ta nên đặt nó vào một thư mục con, ví dụ graphics.
Nhờ có khai báo \usepackage{graphicx} ở trên mà ta nạp được hình vẽ vào văn bản $\rm \TeX$ dễ dàng. Có hai cách nạp:
  1. Hình vẽ nằm riêng dòng (nghĩa là không chung với văn bản):
    Để con trỏ ở nơi muốn chèn hình. Bấm User tag tên là icg bằng cách gõ
      :icg 
      
    sau đó nhấn mũi tên phải, ta sẽ có dòng lệnh:
    \includegraphics[width=\textwidth]{•}
    
    Viết tên file vào dấu chấm bullet, thành
    \includegraphics[width=\textwidth]{fw} 
    
    Sau đây là file để các bạn biên dịch nếu chưa biết cách bắt đầu:
    \documentclass[12pt,a4paper]{article}
    \usepackage{unicode-math}
    \setmainfont{Times New Roman}
    \setmathfont[Extension =.otf,BoldFont = XITSMath-Bold]
    {XITSMath-Regular}
    \usepackage{graphicx}
    \usepackage[left=2cm,right=2cm,top=2cm,bottom=2cm]{geometry}
    \begin{document}
    Thử hình:
    
    \includegraphics[width=\textwidth]{fw} 
    \end{document}
    
    Hình vẽ sẽ chiếm trọn chiều dài của dòng văn bản, tức là khoảng 16cm.

    Nếu vì lý do nào đó mà không biên dịch thành công, các bạn Download file fw.pdf tại đây Nếu muốn thu nhỏ hình vẽ ta lấy tham số width=0.5\textwidth thay vào chỗ đóng mở móc vuông thành
    \includegraphics[width=0.5\textwidth]{fw}
    
  2. còn tiếp

Thứ Ba, 5 tháng 12, 2023

Liệt kê

Để biên dịch được các ví dụ dưới đây, trên TeXMaker các bạn mở một file mới (CTRL N), sau đó gọi khai báo Lua$\rm \LaTeX$ (bấm SHIFT F3), lưu thành một file ví dụ lietke.tex. Sau đây là bài học Liệt kê. Muốn chạy được các ví dụ, các bạn có thể tự gõ vào file lietke.tex hoặc copy và dán vào file TeX.

Có ba chế độ liệt kê: Liệt kê bằng cách đánh số thứ tự, liệt kê bằng cách đánh dấu bullet (viên đạn) đầu dòng, liệt kê bằng cách mô tả ký hiệu đầu dòng.
  1. Liệt kê bằng cách đánh số: Nếu muốn dùng MENU của TeXMaker: Chọn LaTeX, List Environment, begin{enumerate},
    TeXmaker sẽ hiện ra:
    \begin{enumerate}
    \item
    \end{enumerate}
        
    Ngoài ra muốn gọi nhanh hơn thì học thuộc phím tắt: ALT SHIFT E. Chữ E ý chỉ "Enumerate".
    Viết nội dung của dòng liệt kê thứ nhất, sau \item. Viết xong nhấn Enter xuống dòng, gõ tiếp \item hoặc nhấn phím tắt CTRL SHIFT I
  2. Liệt kê bằng cách đánh dấu bullet đầu dòng: Như trên nhưng chọn begin{itemize}
    hoặc bấm phím tắt ALT SHIFT I.
  3. Liệt kê bằng cách mô tả: chọn \begin{description}
    \begin{description.}
    \item[•]
    \end{description}    
        
    hoặc bấm phím tắt ALT SHIFT D. Nội dung cần mô tả ghi ở dấu “bullet”, ví dụ
    \begin{description}
    \item[a)] Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc
    \item[b)] Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường
    \end{description}
        

 

Lưu ý: có thể có một liệt kê này nằm trong một liệt kê kia, cố gắng trình bày để dễ theo dõi code. ví dụ:
 \begin{enumerate}
    \item Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát bởi vì:
    	\begin{itemize}
    	\item em mặc áo lụa Hà Đông
    	\item em đi qua vùng trẻ chơi, ngỡ bầy chim đang hót
   		\item em đi qua cầu cây
    	\item em đi bỏ mặc con đường, bờ xa cỏ lạ vô thường nhớ em
    	\end{itemize}
    \item Tháng sáu trời mưa, trời không mưa anh cũng lạy trời mưa
    \item Tháng 12 ngoại thành nghe gió chướng, cơn gió chạy từng 
    luồng trên những dòng kênh.
    \end{enumerate}