Thứ Năm, 29 tháng 2, 2024

TRANG TRÍ VĂN BẢN

Trong bài này Thầy sẽ đề cập đến các nội dung sau đây:
  1. Đóng khung một đoạn văn bản
  2. Chèn một hình vào văn bản

 

1. Đóng khung một đoạn văn bản.

 

Vì nhiều lý do, chúng ta muốn đóng khung một đoạn văn bản, ví dụ đóng khung một chú ý, một nhận xét hay đề bài của các bài tập v.v... ta có thể sử dung các công cụ sau đây:
  1. longfbox
  2. tcolorbox

 

a) Sử dụng longfbox

Như thông lệ, các bạn mở TeXMaker, Bấm CTRL N để mở một file mới (New), bấm SHIFT F3 để khai báo.
 
\documentclass[12pt,a4paper]{article}
\usepackage{unicode-math}
\setmainfont{Times New Roman}
\setmathfont[Extension =.otf,BoldFont = XITSMath-Bold]{XITSMath-Regular}
\usepackage{graphicx}
\usepackage[left=2cm,right=2cm,top=2cm,bottom=2cm]{geometry}
\begin{document}

\end{document} 
Ngay trước dòng
\begin{document}
ta viết \usepackage{longfbox} có thể gọi \usepackage{} bằng cách bấm
CTRL SHIFT P

Muốn đóng khung đoạn văn bản nào ta đặt đoạn văn bản đó vào cặp lệnh
\begin{longfbox}
đoạn văn bản  
\end{longfbox}

 

Ví dụ:
\begin{longfbox}
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát\\
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông\\
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng\\
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
\end{longfbox}
Kết quả sau biên dịch:
Ta thấy khung quá rộng, nó đi hết chiều dài trang giấy, chúng ta dùng tuỳ chọn
[width=.5\textwidth]
để đóng khung bằng một khung có chiều dài bằng 0.5 chiều dài trang giấy.
\begin{longfbox}[width=.5\textwidth]
Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn\\
Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh\\
Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung\\
Bày vội vã vào trong hồn mở cửa
\end{longfbox}
Kết quả sau biên dịch

Ngoài tuỳ chọn width, các bạn có thể thêm các tuỳ chọn khác, ví dụ:
border-color= (tên màu); border-width = (số) pt; background-color= (tên màu).
pt là đơn vị đo 1pt$=7227/2540 \approx 2.85$ mm, yellow!25 nghĩa là lấy 25% màu vàng (cho bớt đậm)
\begin{longfbox}[width=.5\textwidth,
border-color=red,border-width=3pt,background-color=yellow!25]
Em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn\\
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông\\
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng\\
Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng
\end{longfbox}

Kết quả biên dịch:

 

b) Sử dụng tcolorbox

Muốn sử dụng tcolorbox, ngay trước dòng
\begin{document}
ta viết \usepackage{tcolorbox} có thể gọi \usepackage{} bằng cách bấm
CTRL SHIFT P

Muốn đóng khung đoạn văn bản nào ta đặt đoạn văn bản đó vào cặp lệnh
\begin{tcolorbox}
đoạn văn bản  
\end{tcolorbox}

 

Ví dụ:
\begin{tcolorbox}
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát\\
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông\\
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng\\
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
\end{tcolorbox}

Kết quả sau biên dịch (nhớ khai báo \usepackage{tcolorbox})

Cũng giống như longfbox ta có thể thay màu của khung, độ rộng của khung, màu của nền với tuỳ chọn sau đây (các tuỳ chọn được ngăn cách bởi dấu phẩy):
colframe= (tên màu), colback= (tên màu), boxrule= (độ rộng)

Ví dụ:
\begin{tcolorbox}[width=.5\textwidth,colframe=red, colback=yellow!25,
boxrule=1mm]
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát\\
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông\\
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng\\
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
\end{tcolorbox}

Kết quả sau biên dịch là

 

2. Chèn một hình vào văn bản.
Hình có thể là file pdf, jpg, png v.v... Giả sử ta có một hình vẽ như sau:
Ta muốn chèn hình vẽ này vào văn bản.
Tính (chính xác đến 3 chữ số thập phân sau dấu phẩy) diện tích phần tô đen (như hình bên) biết hình chữ nhật ABCD có cạnh $AB= 8$ cm, $BC=4$ cm và đường tròn $(O)$ tiếp xúc với ba cạnh của hình chữ nhật.

 

Mở một file mới trong TeXMaker, bấm SHIFT F3 để khai báo như sau:
\documentclass[12pt,a4paper]{article}
\usepackage{unicode-math}
\setmainfont{Times New Roman}
\setmathfont[Extension =.otf,BoldFont = XITSMath-Bold]{XITSMath-Regular}
\usepackage{graphicx}
\usepackage[left=2cm,right=2cm,top=2cm,bottom=2cm]{geometry}
\begin{document}
•
\end{document}

Chú ý: ta đã nạp sẵn gói graphicx ở trên dòng \begin{document}
Chúng ta sử dụng hai hộp văn bản (không có khung) bởi lệnh
\parbox{kích thước}{văn bản}
trong hộp thứ nhất ta nạp nội dung văn bản và trong hộp thứ hai ta nạp hình vẽ, giữa hai hộp dùng một lò-xo để đẩy hai hộp ra sát lề, độ rộng của hình vẽ bằng độ rộng của hộp.
  1. Để con trỏ tai nơi định soạn văn bản, gõ triger
    :pb (bấm mũi trên phải)
    ta có câu lệnh \parbox{\textwidth}{•}
    Đưa con trỏ tới trước \textwidth, gõ độ rộng 0.45
    Bấm CTRL TAB con trỏ nhảy tới dấu bullet (•) ta viết văn bản vào đó:
    Tính (chính xác đến 3 chữ số thập phân sau dấu phẩy) diện tích phần tô đen (như hình bên) biết hình chữ nhật ABCD có cạnh $\$AB= 8\$$ cm, $\$BC=4\$$ cm và đường tròn $\$(O)\$$ tiếp xúc với ba cạnh của hình chữ nhật.
  2. Ra ngoài parbox, bấm triger :pb như trên ta cũng có câu lệnh \parbox{\textwidth}{•}
    Đưa con trỏ tới trước \textwidth, gõ độ rộng 0.45
    Bấm CTRL TAB con trỏ nhảy tới dấu bullet (•) ta nhập triger :icg (mũi tên phải) ta có lệnh
    \includegraphics[width=\textwidth]{•}

    Đưa con trỏ tới trước \textwidth, gõ độ rộng 0.45
    Bấm CTRL TAB con trỏ nhảy tới dấu bullet (•) ta viết tên file hình, hình này ở trong cùng thư mục với văn bản.
    Trước \parbox thứ hai ta gắn lò-xo \hfill, lệnh này sẽ ddaaryr hợp bên trái sát lề trái và đẩy hộp bên phải sát lề phải, do tổng chiều dài của hai hộp chỉ mới là 0.9\textwidth.
  3. Tham khảo file $\rm \TeX$ sau đây:
     
    \documentclass[12pt,a4paper]{article}
    \usepackage{unicode-math}
    \setmainfont{Times New Roman}
    \setmathfont[Extension =.otf,BoldFont = XITSMath-Bold]{XITSMath-Regular}
    \usepackage{graphicx}
    \usepackage[left=2cm,right=2cm,top=2cm,bottom=2cm]{geometry}
    \begin{document}
    \parbox{.45\textwidth}{Tính (chính xác đến 3 chữ số thập phân sau dấu phẩy) 
    diện tích phần tô đen (như hình bên) biết hình chữ nhật ABCD có cạnh $AB= 8$ cm, 
    $BC=4$ cm và đường tròn $(O)$ tiếp xúc với ba cạnh của hình chữ nhật.}
    \hfill \parbox{.45\textwidth}{\includegraphics[width=.45\textwidth]{hinhvienphan3} }
    \end{document}
        
  4. Kết quả sau khi biên dịch:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét