Thứ Năm, 9 tháng 11, 2023

Bài học 2: Làm quen với Lua$\rm \LaTeX$



  1. Gọi TeXMaker lên màn hình, ngay sau đó bấm CTRL N để mở một file mới, dù chưa có nội dung gì, cũng bấm CTRL S (để lưu), lưu thành file baitap2 (không cần ghi phần mở rộng, TeXMaker tự động điền vào.)
  2. Một màn hình trắng sẽ hiện ra. Nếu các bạn đã nạp file tm_ct1.ini thì bấm SHIFT F3 (thầy tạo ra khai báo chung cho tất cả các bạn):
    \documentclass[12pt,a4paper]{article}
    \usepackage{unicode-math}
    \setmainfont{Times New Roman}
    \setmathfont[Extension =.otf,BoldFont = XITSMath-Bold]{XITSMath-Regular}
    \usepackage{graphicx}
    \usepackage[left=2cm,right=2cm,top=2cm,bottom=2cm]{geometry}
    \begin{document}
    •
    \end{document} 
    
    con trỏ đứng tại dấu chấm đậm ($\rm \LaTeX$ gọi nó là bullet (viên đạn)).
  3. Bài học bắt đầu từ đây:
  • Đưa con trỏ tới ngay dòng trên của dòng \begin{document}, bấm CTRL SHIFT P (phím tắt thầy tạo ra để gọi lệnh \usepackage). Viết đầy đủ thông tin
    \usepackage{systeme}
    viết đúng chính tả, chú ý có chữ e ở cuối (đây là tiếng Pháp).
  • Đưa con trỏ tới chỗ dấu bullet (lúc nãy), viết:
    Viết phương trình  đường tròn  đi qua 3 điểm:  
    
  • Bấm CTRL M để mở cặp dấu $\$\dots \$$, công thức toán học sẽ viết ở chỗ $\dots$ (Chú ý, nếu là MS Word ta phải gọi MathType). Viết vào cặp $\$\dots\$$ nội dung:
    $A(1;2), B(-4;-3), C(0,-1)$.  
    
  • Muốn xuống dòng, bấm CTRL Enter, $\rm \TeX$ tự động điền lệnh \\ và xuống dòng. Word thì bấm Enter nhưng $\rm \TeX$ thì phải bấm CTRL Enter để tạo ra lệnh xuống dòng là \\ Ngoài cách bấm CTRL Enter, ta có thể Bấm Enter 2 lần để tạo một dòng trắng, $\rm \TeX$ cũng xuống dòng bằng cách tạo ra một dòng trắng.
  • Khi đã xuống dòng, bấm liên tiếp CTRL E, CTRL B rồi viết vào chỗ bullet nội dung sau:
    \begin{center}
    \textbf{Giải}
    \end{center}
    
    CTRL E để gióng văn bản ra giữa dòng, CTRL B để set boldface cho văn bản. Các phím tắt này giống như ở MS Word.
  • Theo cách thức như trên, viết tiếp vào file $\rm \TeX$ nội dung sau. Chú ý: cặp dấu $\$\ \$$ để viết công toán học trên cùng với với văn bản, còn cặp dấu $\$\$\ \$\$$ để viết công thức toán học riêng dòng. Muốn có $\$\$\ \$\$$ bấm CTRL M hai lần.
    Phương trình  đường tròn  có dạng: $$x^2+y^2+Ax+By+C=0$$
    trong đó $A, B, C$ là nghiệm của hệ phương trình:
    $$\systeme[ABC]{A+2B+C=-5,-4A-3B+C=-25,-B+C=-1}$$   
    
  • Viết xong ta có file $\rm \TeX$ như sau:
    \documentclass[12pt,a4paper]{article}
    \usepackage{unicode-math}
    \setmainfont{Times New Roman}
    \setmathfont[Extension =.otf,BoldFont = XITSMath-Bold]
    {XITSMath-Regular}
    \usepackage{graphicx}
    \usepackage[left=2cm,right=2cm,top=2cm,bottom=2cm]{geometry}
    \usepackage{systeme}
    \begin{document}
    Viết phương trình  đường tròn  đi qua 3 điểm: 
    $A(1;2), B(-4;-3), C(0,-1)$ .\\
    \begin{center}
    \textbf{Giải}
    \end{center}
    
    Phương trình  đường tròn  có dạng: $$x^2+y^2+Ax+By+C=0$$
    trong đó $A, B, C$ là nghiệm của hệ phương trình:
    $$\systeme[ABC]{A+2B+C=-5,-4A-3B+C=-25,-B+C=-1}$$  
    
    \end{document} 
    
  • Đến đây các bạn bấm F1 (Quick Build ) để biên dịch ra file thành phẩm. Chú ý các bạn phải nạp file tm_ct1.ini mới gọi Quick Build được vì thầy đã set Quick Build là LuaLaTeX.




Lưu ý: Thắc mắc về bài học này, các bạn có thể viết vào nhận xét cuối trang. Bấm vào link 1 nhận xét ở dưới.

Sau đây là ảnh của file pdf tạo thành. Nếu các bạn có kết quả y như vậy, nghĩa là bài học 2 thành công.

3 nhận xét:

  1. Lưu ý: Thắc mắc về bài học này, các bạn có thể viết vào nhận xét dưới đây.

    Trả lờiXóa
  2. Dạ em kính chào thầy. Sau khi làm bài thì em có một số thắc mắc sau mong thầy giải đáp giúp em.
    1. Trước khi gõ dòng “Phương trình đường tròn có dạng…”, em bấm CTRL ENTER (hiện dấu \\), sau đó dòng ngay dưới em gõ “Phương trình đường tròn có dạng…”. Sau khi bấm F1 thì hiện lỗi dòng chữ màu đỏ là dòng đó (dòng 15): There’s no line here to end. Em thử sửa bằng cách ENTER 2 lần để tạo 1 dòng trắng như mẫu của thầy thì không còn bị báo lỗi nữa. Em không biết lý do tại sao em CTRL ENTER bị lỗi mà ENTER 2 lần thì không bị.
    2. Em thấy trước dòng \end{document} có một dòng trắng, thầy cho em hỏi dòng trắng này có bắt buộc không?
    3. Em không biết bấm shift F3 bằng laptop (bình thường F3 phải bấm tổ hợp phím cùng với Fn) nên em vào Winzard chọn Quick Start, không biết có đúng không, tại sau khi bấm xong thì khai báo của em nhìn không giống của thầy. Em đã nạp file ini rồi nhưng không biết có bị sai bước nào không. Cuối cùng khi bấm F1 thì có bảng với dòng chữ màu xanh dương báo là
    “Warning”, “line 1” “inputenc package ignored with utf8 based engines”.

    “Badbox” “line 10” “Underfull \hbox (badness 10000) in paragraph at lines 10—12”.

    File TEX của em như sau:
    \documentclass[12pt,a4paper]{article}
    \usepackage[utf8]{inputenc}
    \usepackage{amsmath}
    \usepackage{amsfonts}
    \usepackage{amssymb}
    \usepackage{graphicx}
    \usepackage[left=2cm,right=2cm,top=2cm,bottom=2cm]{geometry}
    \usepackage{systeme}
    \begin{document}
    Viết phương trình đường tròn đi qua 3 điểm:
    $A(1;2), B(-4;-3), C(0;-1)$.\\
    \begin{center}
    \textbf{Giải}
    \end{center}\\
    Phương trình đường tròn có dạng: $$x^2+y^2+Ax+By+C=0$$
    trong đó $A, B, C$ là nghiệm của hệ phương trình:
    $$\systeme[ABC]{A+2B+C=-5, -4A-3B+C=-25, -B+C=-1}$$

    \end{document}

    Em cảm ơn thầy rất nhiều đã dành thời gian để đọc thắc mắc và giải đáp giúp em. Em chúc thầy cuối tuần nhiều niềm vui.

    Trả lờiXóa
  3. 1) Trước lệnh xuống dòng (\\ ) phải có nội dung, ít nhất là một ký tự. Do đó nếu em để dòng trắng mà nhấn \\ thì TEX sẽ không biết xuống dòng từ đâu.

    Nếu em muốn có một dòng trắng (không có văn bản) và xuống dòng thì em ghi

    \ \\

    Dấu \ là một ký tự trắng, xuống dòng từ ký tự này mới hợp lệ.

    2) Trước dòng \end{document} có một dòng trắng , dòng trắng này KHÔNG bắt buộc. Thầy cho dòng trắng này để dễ nhìn thấy \end{document}.

    3) Về SHIFT F3 em đọc tài liệu để bỏ tính năng Fn F3 mới có F3, nghĩa là Bấm F3 phải là F3, lúc đó tính năng phụ của phím (ví dụ phím tăng âm lượng) sẽ bấm lại là Fn F3. Thông thường em chỉ cần bấm Fn Esc thì sẽ bỏ được. Nếu không bỏ được tính năng Fn F3, thì em bấm menu của TeXMaker: User -> User Tags - chọn dòng thứ ba.

    Tuy nhiên vì thầy sẽ dùng các phím F1, F2, ..., F12 vào nhiều mục đích nên em có gắng bỏ cho được Fn .

    4) Wizard -> Quick Start không phải là LuaLATEX nên em gọi Wizard -> Quick XeLaTeX Document, em chọn tất cả, khi văn bản hiện ra em xoá bỏ ba dòng (3 dòng này là của XeLaTeX mà thầy dạy các em LuaLATEX - không khác biệt mấy):

    \defaultfontfeatures{Mapping=tex-text}
    \usepackage{xunicode}
    \usepackage{xltxtra}


    Thêm nội dung vào

    %\setmainfont{???}

    thành

    \setmainfont{Times New Roman}


    chú ý xoá luôn dấu % đứng trước.

    Trả lờiXóa