Chủ Nhật, 8 tháng 10, 2023

Bài học 1: Lần đầu làm việc với TeXMaker



  1. Bài học
  2. Phụ lục



Điều kiện để tham gia bài học 1:
  1. Cài đặt thành công TeXLive2023.
  2. Cài đặt thành công TeXMaker 5.1.4
  3. Nạp file tm_ct1.ini của Thầy Sơn trên blog này vào TeXMaker (gần như bắt buộc). Cách nạp các bạn đọc ở phần đọc thêm (ngay dưới bài học này).
  4. Tạo một thư mục trên đĩa cứng, đặt tên thư mục theo sở thích, ví dụ tdmutexdoc.


1) Bài học

  1. Mở TeXMaker
  2. Khi vào TeXMaker, bấm CTRL N để mở một file mới.
  3. Khi mở được một màn hình trắng, copy đoạn code sau đây dán vào TeXMaker:
    \documentclass[12pt,a4paper]{article}
    \usepackage{fourier} 
    \usepackage[utf8]{vietnam}
    \usepackage{times} 
    \usepackage{amsmath}
    \usepackage{amsfonts}
    \usepackage{amssymb}
    \usepackage{graphicx}
    \usepackage[left=2cm,right=2cm,top=2cm,bottom=2cm]{geometry}
    \begin{document}
    •
    \end{document}
    
  4. Lưu đoạn văn bản vừa hình thành vào thư mục đã chọn thành một tên file gợi nhớ, ví dụ baitap1, TeXMaker tự động gắn phần mở rộng tex thành baitap1.tex
  5. Viết một câu gì đó vào chỗ chấm đậm (bullet), có thể viết một công thức toán học đơn giản, ví dụ:
    $x^2-4x+3=0$
    
  6. Lưu kết quả vừa thực hiện vào file baitap1.tex
  7. Biên dịch bằng Pdf$\rm \LaTeX$, quan sát file pdf tạo thành.


2) Phụ lục:

CÁCH NẠP FILE tm_ct1.ini VÀO TEXMAKER


  1. Download file tm_ct1.ini ở trang chủ phần DOWNLOAD
  2. Sao lưu file ini gốc của các bạn. file này được hình thành ngay sau khi cài đặt TeXMaker và gần như chưa có nội dung gì trừ các mặc định.
    Thao tác giống như trên hình. File lưu ra đặt tên dễ nhớ, ví dụ: tm_bak.ini. Nếu hình bị mờ, nhấp chuột vào hình, nó sẽ rất rõ.
  3. Sau khi sao lưu xong, ta nạp tm_ct1.ini bằng cách bấm vào Options trong TeXMaker như hình vẽ sau:
    Bấm OK khi được hỏi
    Sau đó dùng con trỏ chuột chỉ đến file tm_ct1.ini, Như vậy là xong. Khi khởi động lại, TeXMaker của các bạn sẽ giống TeXMaker của Thầy Sơn.


Thứ Bảy, 7 tháng 10, 2023

Các scripts hữu ích




    Trong Texmaker đôi khi ta copy một đoạn văn bản từ nơi khác vào và nếu ta muốn chuyển đoạn văn bản này sang Uppercase (toàn chữ in hoa) hay Lowercase (toàn chữ viết thường), ngoài phương pháp dùng macro truyền thống của $\rm \LaTeX$, ta có thể dùng script để chuyển case. Thầy Sơn sẽ hướng dẫn cách sử dụng script, còn dưới đây là code của các script đó.



  1. to uppercase
    var txt = TM.selection; 
    if (txt != "") {
    var pos = TM.selectionStart; 
    txt = txt.toUpperCase(); 
    TM.insertText(txt); 
    TM.selectRange(pos, txt.length); 
    }
    
  2. to lowercase
    var txt = TM.selection; 
    if (txt != "") {
    var pos = TM.selectionStart; 
    txt = txt.toLowerCase(); 
    TM.insertText(txt); 
    TM.selectRange(pos, txt.length); 
    }
    

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2023

Vấn đề vẽ hình trong $\rm \LaTeX$



1) VẼ HÌNH BẰNG PSTRICKS



Đây chỉ là một số ví dụ để các bạn sinh viên tìm hiểu, chưa phải là nội dung sẽ học tập. Nhưng điều này thật sự hữu ích cho các bạn muốn vẽ hình trong hình học phẳng có thể tham khảo. Các bạn copy đoạn code ở dưới dán vào TeXMaker, đặt tên tuỳ thích ví dụ vnflag, yingyang... sau đó biên dịch bằng Lua$\rm \LaTeX$ .

Nội dung vẽ hình trong $\rm \TeX\ $ thầy sẽ trình bày tuần tự trong các buổi học. Còn các ví dụ sau đây là giáo khoa, mang tính chất kinh điển, thực tế sẽ dễ hiểu hơn.

Ví dụ 1. LÁ CỜ VIỆT NAM


\documentclass{standalone}
\usepackage{pst-eucl}
\usepackage{pagecolor} 
\begin{document}
\pagecolor{red}
\begin{pspicture}(-7.5,-5)(7.5,5)
\degrees[20]  % số phần mà đường tròn  chia ra, mỗi phần 18 độ.
\SpecialCoor
\pspolygon*[linecolor=yellow](3;5)(3;13)(3;1)(3;9)(3;17)
\end{pspicture}
\end{document}
  1. Dòng thứ 3 để khai báo một gói dùng để đổ màu lên nguyên một tờ giấy.
  2. Dòng thứ 5
    để đổ màu đỏ lên tờ giấy bồi.
  3. Dùng toạ độ cực để chấm 5 điểm lên đường tròn, trong đó có một đỉnh làm chuẩn, góc 90 độ. Nếu ta chọn 18 độ làm đơn vị thì điểm này có toạ độ cực là (3;5), 3 là bán kính đường tròn, 5 là 5 lần 18 độ. Tương tự cho 4 đỉnh còn lại.
  4. Vẽ các đoạn thẳng
    nối các đỉnh để thành hình ngũ giác đều (vẽ như trò chơi vẽ một nét) bởi lệnh \pspolygon.
  5. Thay \pspolygon thành \pspolygon* để đổ màu vàng vào bên trong đa giác.



Tham khảo thêm:

Ta có thể sử dụng pst-poly để vẽ ngũ giác đều có tâm tại gốc toạ độ đổ màu vàng vào trong, bán kính chọn phù hợp với quy cách: Hình chữ nhật có chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, bán kính đường tròn ngoại tiếp ngũ giác đều bằng 1/3 chiều dài.

\documentclass{standalone}
\usepackage{pagecolor} 
\usepackage{pst-poly} 
\begin{document}
\pagecolor{red}
\begin{pspicture}(-7.5,-5)(7.5,5)
\PstPolygon[PstPicture=false,unit=3,linecolor=yellow,fillstyle=solid,
fillcolor=yellow,PolyRotation=18,PolyOffset=2]
\end{pspicture}
\end{document}

Hãy biên dịch bằng Lua$\rm \LaTeX$.

Các Macros và các Scripts có trong tm_ct1.ini của Thầy Sơn

Bài này đang viết, xin mời lại lần sau.

Tạo file trình chiếu bằng Beamer



Template này có thể vừa biên dịch bằng PdfLaTeX vừa có thể biên dịch bằng LuaLaTeX. Khi soạn thảo để biên dịch bằng LuaLaTeX ta có thể sử dụng các ký hiệu toán học như các ký tự unicode, nghĩa là ta có thể chèn các ký hiệu toán học song song với các macro $\rm \LaTeX$. Ví dụ:
$x^2-4x+3=0 ⇔ x =1 ∨ x=3$
Sau khi biên dịch thành: $\quad x^2-4x+3=0 ⇔ x= 1 ∨ x=3$
Để sử dụng mẫu này, trong file tm_ct1.ini Thầy Sơn viết sẵn một tag để gọi phần đầu của file $\rm \TeX\ $. Ở đây, các bạn có thể copy code ở dưới đem dán vào TeXMaker, lưu thành một file ví dụ tên là beamer1.tex. Điền vào chỗ chấm đậm (bullet) với nội dung thích hợp, dịch bằng LuaLaTeX hay bằng PdfLaTeX đều được.


\documentclass[11pt,aspectratio=169]{beamer}
\usetheme{Warsaw}
\ifluatex 
\usepackage{fontspec}
\usepackage{fourier-otf} 
\setsansfont{Arial}
\def\today{Ngày \number\day\space tháng \number\month\space  năm \number\year}
\else
\usepackage[utf8]{vietnam}
\fi
\usepackage{amsmath}
\usepackage{amsfonts}
\usepackage{amssymb}
\usepackage{graphicx}
\setbeamercovered{transparent} 
\setbeamercolor{title}{fg=yellow}
\setbeamercolor{subtitle}{fg=white}
\setbeamercolor{frametitle}{fg=white}
\setbeamercolor{institute}{fg=blue}
\setbeamertemplate{navigation symbols}{}     
\usecolortheme{whale} % crane wolverine dolphin spruce
\setbeamerfont{frametitle}{size=\small}
\setbeamerfont{institute}{size=\fontsize{10pt}{12pt}}
\setbeamerfont{author}{size=\fontsize{10pt}{12pt}}
\setbeamerfont{date}{size=\fontsize{10pt}{12pt}} 
\setbeamertemplate{navigation symbols}{} 

\author{•}
\title{•}
\logo{•} 
\institute{•} 
\date{\today} 
\subject{•} 
\begin{document}

\begin{frame}
\titlepage
\end{frame}

%\begin{frame}\tableofcontents\end{frame}

\begin{frame}\transwipe[direction=0]\frametitle{•}
•
\end{frame}

\end{document}



Gợi ý:
  • \author{tên tác giả}
  • \title{Tiêu đề file trình chiếu}
  • \logo{\includegraphics[height=1.5cm]{hình của logo}
  • \institute{Tên trường đại học/trung học}
  • \date{\today}, nếu cố định ngày thì viết ngày vào chỗ \today, tất nhiên xoá macro \today này.
  • \subject{tên chủ đề}
  • \frametitle{Tiêu đề của frame (slide)}
  • Nội dung của slide sẽ viết dưới đó.

HẾT




Tại sao nên dùng PdfLaTeX?

Blog này đang xây dựng.

Thứ Hai, 2 tháng 10, 2023

Tại sao nên dùng LuaTeX?

  1. Khi ta dùng $\rm \LaTeX/Pdf\LaTeX$ ta dùng các font chữ của TeX, font chữ CMR được Việt hoá bởi Hàn Thế Thành. Tuy nhiên vì nhiều lý do, ta muốn sử dụng các font chữ của Windows, ví dụ Times New Roman, Arial, Tahoma v.v... Ngoài ra một số tài liệu tham khảo viết bằng tiếng Nga, tiếng Trung ta phải sử dụng các font chữ tương ứng. Muốn vậy ta phải sử dụng Lua$\rm \LaTeX$.

  2. Một chương trình vẽ hình nổi tiếng pstricks, sau khi viết code xong (hoặc vẽ trên geogebra rồi xuất ra code pstricks) sẽ được biên dịch trực tiếp trong LuaLaTeX mà không biên dịch được trong Pdf$\rm \LaTeX$.

  3. Có một gói tên là unicode-math đi với các bộ font unicode tên là XITS. XITS là một dự án của các nhà xuất bản lớn trên thế giới, xem mỗi một ký hiệu toán học như một ký tự unicode. Muốn sử dụng được các bộ font này, ta phải sử dụng Lua$\rm \LaTeX$.

  4. Khi dùng Lua$\rm \TeX\ $ với thư viện luamplib, ta có thể vẽ hình bằng metapost vào file TeX, ví dụ vẽ bảng biến thiên hàm số.

  5. Quan trọng là Lua là một ngôn ngữ lập trình mạnh. Muốn tận dụng ưu thế lập trình của nó ta phải sử dụng Lua$\rm \LaTeX$.


Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2023

Về một khoá học LaTeX cho sinh viên Đại học Thủ dầu một

Một học trò cũ của Thầy Sơn hiện đang phụ trách (Giám đốc) chương trình đào tạo cử nhân Toán tại Đại học Thủ dầu một. Vừa rồi cô có liên hệ với tôi cho biết sinh viên ĐH TDM sẽ rất vui và háo hức với các chuyên đề bổ trợ nghiệp vụ sư phạm như sử dụng máy tính cầm tay trong dạy học Toán, soạn thảo văn bản với $\rm \LaTeX$... vì vậy tôi nghĩ tới chuyện cập nhật lại việc dạy và học LaTeX cho các bạn sinh viên này.

Nhiều năm đã trôi qua, $\rm \LaTeX$ đã biến đổi rất nhanh và số lượng người dùng tại VN đã tăng lên đáng kể do đó việc viết lại các bài học này có vẻ không lạc điệu chút nào.

Cảm ơn nhiều thế hệ học trò đã động viên tôi làm công việc bao đồng này và hôm nay $\rm \LaTeX$ với diện mạo mới sẽ đến với chương trình đào tạo mới dành cho mọi người, đặc biệt cho khoảng 130 bạn sinh viên cử nhân Toán tại Đại học Thủ dầu một.



Test thử một công thức Toán học trên blog này: $$x^2-4x+3=0 ⇔ x=1 ∨ x=3 $$