Thứ Năm, 23 tháng 11, 2023

Lớp tài liệu Article bổ sung (tiếp theo)


Sau khi khai báo title, authordate xong, ta bắt đầu viết bài.
Một bài sẽ gồm nhiều section , mỗi section có nhiều subsection . Khi soạn văn bản, nếu là text thì ta gõ bình thường, nếu công thức toán học cùng dòng với văn bản thì ta bấm CTRL M rồi viết công thức toán vào trong cặp dấu $\$\ \$$, nếu công thức toán học riêng dòng ta ta bấm CTRL M hai lần.

Lưu ý:
  1. Có một số ký hiệu toán học ta sẽ dùng ký tự unicode để nhập, ví dụ trong bài này dấu $\Leftrightarrow$ ta sẽ nhập trực tiếp thay vì gõ như lối cũ là $\backslash$Leftrightarrow.
    Để nhập trực tiếp dấu $\Leftrightarrow$, khi đang ở trong TeXMaker, ngay tại chỗ cần nhập, ta viết :tduong sau đó nhấn phím MŨI TÊN PHẢI (chú ý có dấu hai chấm).
  2. Hệ ba phương trình ta dùng macro $\backslash$hbpt{}{}{} thay vì phải gõ trực tiếp bằng một chuỗi các macro liên quan. Macro này được viết trong file macrotdmu1_3.tex
  3. Để nhập \section{} ta bấm vào nút , chọn viết nội dung của section vào rồi bấm OK.
  4. Để nhập subsection ta bấm vào nút , chọn viết nội dung của subsection vào rồi bấm OK.

 

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2023

Bài học Lớp tài liệu Article (bổ sung)

Khi các bạn mở TeXMaker trên màn hình ta thấy:
Sau đó ta bấm CTRL N để mở một file mới. Ngay lúc này ta có thể bấm CTRL S để save thành một file ví dụ: bhart1bs.
Tiếp theo ta bấm SHIFT F3 để mở khai báo Lua$\rm \LaTeX$.
Thầy sẽ giải thích các khai báo:
\documentclass[12pt,a4paper]{article}
\usepackage{unicode-math}
\setmainfont{Times New Roman}
\setmathfont[Extension =.otf,BoldFont = XITSMath-Bold]{XITSMath-Regular}
\usepackage{graphicx}
\usepackage[left=2cm,right=2cm,top=2cm,bottom=2cm]{geometry}
\begin{document}
•
\end{document}
  1. \documentclass[12pt,a4paper]{article}
    Lớp tài liệu article, giấy a4, cỡ font toàn văn bản: 12pt
  2. \usepackage{unicode-math}: công thức Toán học dùng ký tự unicode, nhập cũng bằng ký tự unicode và xuất ra cũng ký tự unicode trong font chữ XITSMath. Về việc này các bạn TDMU tiếp cận sớm với phong cách này trong tương lai.
  3. \setmainfont{Times New Roman}: font chữ chủ yếu của văn bản. Font này thường là mặc định cho các văn bản nhà nước. Nếu sau này ta set font cho một đoạn văn bản, ta đóng mở móc nhọn $\{\ \}$ rồi \setmaifont[Scale=tỉ lệ]{tên font} vào ngay sau dấu mở móc nhọn.
  4. \setmathfont[Extension =.otf,BoldFont = XITSMath-Bold]{XITSMath-Regular}: Công thức toán học dùng font chữ XITSMath.
  5. \usepackage{graphicx}: Dùng để hiển thị hình ảnh, hiện tại chưa học tới hình ảnh và vẽ hình.
  6. \usepackage[left=2cm,right=2cm,top=2cm,bottom=2cm]{geometry}: Dùng để điều chỉnh kích thước tờ giấy theo ý muốn.

Bây giờ học cách sử dụng Lớp tài liệu như sau:

Khai báo


Muốn soạn một bài hoc/dạy/nghiên cứu theo lớp article, ta phải khai báo.

Khai báo 1: \title{}

Bấm vào menu như hình vẽ

và sau đó viết nội dung vào title


Khai báo 2: \author{}


Tương thư như \title




Viết tên tác giả vào \author{}



Khai báo 3: \date{}


Muốn dùng macro \today, các bạn nhập vào lệnh \input như trong hình vẽ vào trước \begin{document}.

Sau đó gõ vào macro \date{\today} như trong hình.


Hoàn thành khai báo:




tới đây các bạn có thể bấm Quick Build.


đón xem bài bổ sung tiếp theo.

Thứ Bảy, 18 tháng 11, 2023

Bài học 3. Lớp tài liệu article

Các bạn xem tài liệu sau đây. Tài liệu này có một trang. Thầy sẽ quay phim màn hình hướng dãn mọi người soan bài trên TeXMaker. Còn bây giờ các bạn tự mày mò cách đánh máy. Sau khi học xong bài này các bạn sẽ thấy soạn bài học trên $\rm \LaTeX$ sẽ dễ hơn và nhanh hơn khi soạn bài với MS Word.

 

Thứ Ba, 14 tháng 11, 2023

Bài học bổ sung




Trong buổi online 1 thầy giới thiệu về một ưu thế khi sử dụng Lua$\rm \LaTeX$, đó là sử dụng ngôn ngữ lập trình Lua để tính toán. Cụ thể viết \usepackage{resolsysteme} (vào trước \begin{document}) sau đó ban hành lệnh giải hệ phương trình.
$$(A,B,C)=\SolutionSysteme[d](1,2,1 § -4,3,1 § 0,9,1)(-5,-25,-81)$$   
Để lấy nghiệm của một hệ phương trình thầy sẽ viết vào tm_ct1_3.ini và sẽ hướng dẫn cách update sau.
Còn ở đây, các bạn copy code sau đây dán vào file $\rm \TeX$:
\SolutionSysteme[d](,, § ,, § ,,)(,,)
Viết ba hệ số của phương trình 1 vào trước § thứ nhất, ba hệ số của phương trình 2 vào trước § thứ hai, ba hệ số của phương trình 3 vào sau § thứ hai, ba hệ số của vế phải vào ().

Dấu § (đọc là section) thầy sẽ hướng dẫn cách nhập. Chú ý $\rm \TeX$ phân biệt chữ viết hoa và chữ viết thường do đó khi viết phải cẩn thận không để sai chính tả, còn bây giờ chỉ có copy và dán.
Tóm lại các bạn copy và viết đoạn văn bản vào file $\rm \TeX$ của baitap2.tex (hôm đó viết chưa xong):
$$(A,B,C)=\SolutionSysteme[d](1,2,1 § -4,3,1 § 0,9,1)(-5,-25,-81)$$

Sau đây các bạn soạn một bài tập và lời giải của bài toán sau:

Trong không gian $Oxyz$ viết phương trình mặt cầu đi qua 4 điểm $$A(1;2;-4), B(1;-3;1), C(2;2;3), D(1;0;4)$$


Có gì thắc mắc hỏi thầy ở dưới. Cuối tuần thầy sẽ đưa ra đáp án ($\rm \TeX$ và PDF).

Thứ Năm, 9 tháng 11, 2023

Bài học 2: Làm quen với Lua$\rm \LaTeX$



  1. Gọi TeXMaker lên màn hình, ngay sau đó bấm CTRL N để mở một file mới, dù chưa có nội dung gì, cũng bấm CTRL S (để lưu), lưu thành file baitap2 (không cần ghi phần mở rộng, TeXMaker tự động điền vào.)
  2. Một màn hình trắng sẽ hiện ra. Nếu các bạn đã nạp file tm_ct1.ini thì bấm SHIFT F3 (thầy tạo ra khai báo chung cho tất cả các bạn):
    \documentclass[12pt,a4paper]{article}
    \usepackage{unicode-math}
    \setmainfont{Times New Roman}
    \setmathfont[Extension =.otf,BoldFont = XITSMath-Bold]{XITSMath-Regular}
    \usepackage{graphicx}
    \usepackage[left=2cm,right=2cm,top=2cm,bottom=2cm]{geometry}
    \begin{document}
    •
    \end{document} 
    
    con trỏ đứng tại dấu chấm đậm ($\rm \LaTeX$ gọi nó là bullet (viên đạn)).
  3. Bài học bắt đầu từ đây:
  • Đưa con trỏ tới ngay dòng trên của dòng \begin{document}, bấm CTRL SHIFT P (phím tắt thầy tạo ra để gọi lệnh \usepackage). Viết đầy đủ thông tin
    \usepackage{systeme}
    viết đúng chính tả, chú ý có chữ e ở cuối (đây là tiếng Pháp).
  • Đưa con trỏ tới chỗ dấu bullet (lúc nãy), viết:
    Viết phương trình  đường tròn  đi qua 3 điểm:  
    
  • Bấm CTRL M để mở cặp dấu $\$\dots \$$, công thức toán học sẽ viết ở chỗ $\dots$ (Chú ý, nếu là MS Word ta phải gọi MathType). Viết vào cặp $\$\dots\$$ nội dung:
    $A(1;2), B(-4;-3), C(0,-1)$.  
    
  • Muốn xuống dòng, bấm CTRL Enter, $\rm \TeX$ tự động điền lệnh \\ và xuống dòng. Word thì bấm Enter nhưng $\rm \TeX$ thì phải bấm CTRL Enter để tạo ra lệnh xuống dòng là \\ Ngoài cách bấm CTRL Enter, ta có thể Bấm Enter 2 lần để tạo một dòng trắng, $\rm \TeX$ cũng xuống dòng bằng cách tạo ra một dòng trắng.
  • Khi đã xuống dòng, bấm liên tiếp CTRL E, CTRL B rồi viết vào chỗ bullet nội dung sau:
    \begin{center}
    \textbf{Giải}
    \end{center}
    
    CTRL E để gióng văn bản ra giữa dòng, CTRL B để set boldface cho văn bản. Các phím tắt này giống như ở MS Word.
  • Theo cách thức như trên, viết tiếp vào file $\rm \TeX$ nội dung sau. Chú ý: cặp dấu $\$\ \$$ để viết công toán học trên cùng với với văn bản, còn cặp dấu $\$\$\ \$\$$ để viết công thức toán học riêng dòng. Muốn có $\$\$\ \$\$$ bấm CTRL M hai lần.
    Phương trình  đường tròn  có dạng: $$x^2+y^2+Ax+By+C=0$$
    trong đó $A, B, C$ là nghiệm của hệ phương trình:
    $$\systeme[ABC]{A+2B+C=-5,-4A-3B+C=-25,-B+C=-1}$$   
    
  • Viết xong ta có file $\rm \TeX$ như sau:
    \documentclass[12pt,a4paper]{article}
    \usepackage{unicode-math}
    \setmainfont{Times New Roman}
    \setmathfont[Extension =.otf,BoldFont = XITSMath-Bold]
    {XITSMath-Regular}
    \usepackage{graphicx}
    \usepackage[left=2cm,right=2cm,top=2cm,bottom=2cm]{geometry}
    \usepackage{systeme}
    \begin{document}
    Viết phương trình  đường tròn  đi qua 3 điểm: 
    $A(1;2), B(-4;-3), C(0,-1)$ .\\
    \begin{center}
    \textbf{Giải}
    \end{center}
    
    Phương trình  đường tròn  có dạng: $$x^2+y^2+Ax+By+C=0$$
    trong đó $A, B, C$ là nghiệm của hệ phương trình:
    $$\systeme[ABC]{A+2B+C=-5,-4A-3B+C=-25,-B+C=-1}$$  
    
    \end{document} 
    
  • Đến đây các bạn bấm F1 (Quick Build ) để biên dịch ra file thành phẩm. Chú ý các bạn phải nạp file tm_ct1.ini mới gọi Quick Build được vì thầy đã set Quick Build là LuaLaTeX.




Lưu ý: Thắc mắc về bài học này, các bạn có thể viết vào nhận xét cuối trang. Bấm vào link 1 nhận xét ở dưới.

Sau đây là ảnh của file pdf tạo thành. Nếu các bạn có kết quả y như vậy, nghĩa là bài học 2 thành công.